Giá tôm sú trong nước hôm nay được cập nhật 05/10/2024

Cập nhật tôm sú hôm nay [hienthingay]/[hienthithang]/[hienthinam]

Tôm sú – một loại hải sản biển phổ biến và ngon miệng. Tôm sú có hình dáng vô cùng độc đáo đầu tròn và vỏ bạc sáng. Là một phần không thể thiếu trong ẩm thực biển và luôn được ưa chuộng trong nhiều món ăn trên toàn thế giới. Giá tôm sú 05/10/2024 hôm nay trong nước luôn là một tâm điểm nóng được nhiều người quan tâm đến. Sau đây hãy cùng chúng tôi cập nhật giá tôm sú hôm nay mời mọi người cùng theo dõi.

Giá tôm sú trong nước hôm nay được cập nhật 05/10/2024

Tùy vào điều kiện tự nhiên và các phương pháp nuôi tôm sú và thương lái thu mua tận nơi của từng vùng miền trên đất nước, giá tôm sú hôm nay sẽ có sự chênh lệch khác nhau. Sau đây chúng tôi sẽ cập nhật giá tôm sú ở một số vùng tại Việt Nam.

Giá tôm sú biển tại Thành phố Hồ Chí Minh

BẢNG GIÁ TÔM SÚ TƯƠI SỐNG TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

Kích thước tôm Giá thị trường
Size 4 – 8 con/kg 1.650k/kg
Size: 8-12 con/kg 1.250k/kg
Size 13-20 con/kg 1.000k/kg
Size 20-30 con/kg 550k/kg
Size 30-40 con/kg 490k/kg
Bảng giá tôm sú hôm nay tại Thành phố Hồ Chí Minh
Bảng giá tôm sú hôm nay tại Thành phố Hồ Chí Minh

Tôm sú, là một loại hải sản quen thuộc, gắn liền với thực đơn của người tiêu dùng Việt Nam từ lâu. Đặc biệt món biển thơm ngon này đã chiếm trọn trái tim của nhiều người bởi hương vị độc đáo, đặc trưng và có giá trị dinh dưỡng cao.

Trước sự phát triển của ngành nuôi tôm, tôm sú dường như không còn là một món ăn khan hiếm như trước đây. Hiện nay, tôm sú đã có sẵn ở mọi góc phố và cửa hàng thực phẩm. Với khả năng tiếp cận dễ dàng hơn đã khiến tôm sú trở thành một nguồn cung cấp chất dinh dưỡng, và là nguồn ẩm thực không thể thiếu trong bữa ăn của nhiều người.

Tôm sú biển thường có vỏ màu vàng hoặc đỏ, với đặc điểm nổi bật có độ dai ngon hiếm thấy ở các loài. Loại tôm sú lớn nhất là tôm sú khổng lồ, với kích thước ấn tượng lên đến 30cm và trọng lượng có thể trên 500gram. Thịt của loại tôm sú này thường được nhận xét là ngọt, thơm, có độ săn chắc, và rất tươi ngon. Chẳng kém cạnh so với các loại tôm biển đắt tiền khác như tôm hùm, tôm càng.

Giá tôm sú biển tại Hà Nội

Size 25 – 30 con/1kg 490.000đ
Size 18 – 20 con/1kg 650.000đ
Size 12 – 15 con/1kg 750.000đ

Mang hương vị độc đáo và giá trị dinh dưỡng cao, tôm sú không chỉ là một nguyên liệu hoàn hảo cho các món biển mà còn là một phần vô cùng quan trọng của nền ẩm thực đa dạng và thú vị trên toàn thế giới.

Cập nhật giá tôm sú tươi sống ở Hà Nội
Cập nhật giá tôm sú tươi sống ở Hà Nội

Giá tôm sú xuất khẩu hôm nay

Giá tôm sú xuất khẩu hiện đang là một đề tài quan trọng trong ngành công nghiệp thủy sản. Tôm sú – một loại hải sản biển được ưa chuộng, mang giá trị xuất khẩu cao, với đội ngũ người nuôi tôm sú Việt Nam đã áp dụng những kinh nghiệm về khoa học để đáp ứng nhu cầu của thị trường toàn cầu.

Giá trị xuất khẩu của tôm sang Nhật Bản trong nửa đầu năm 2023 đạt đến 150 triệu USD, mức giảm là 26%. Còn riêng giá trị xuất khẩu tôm sú cũng trải qua sự giảm giá đáng kể, giảm xuống 45% và đạt 42 triệu USD.

Trong 6 tháng đầu năm 2023, giá trung bình của tôm đông lạnh xuất khẩu từ Việt Nam sang Nhật Bản dao động từ 6,5-10,3 USD/kg, tương đương với khoảng từ 155.000 – 245.000 đồng/kg. Khi đó, tôm sú có giá trung bình đông lạnh xuất khẩu sang Nhật Bản biến động từ 14,1-17,7 USD/kg, tương đương với khoảng từ 335.000 – 420.000 đồng/kg. Nhận thấy rằng rằng giá trung bình xuất khẩu của cả tôm nói chung và tôm sú nói riêng đông lạnh sang Nhật Bản trong quý 2 năm nay có sự giảm nhẹ so với quý 1.

Những yếu tố ảnh hưởng đến giá tôm sú hôm nay

Tôm là một phần không thể thiếu trong ngành thuỷ sản truyền thống của Việt Nam. Đất nước ta có rất nhiều lợi thế tự nhiên để phát triển ngành tôm, đặc biệt là ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nơi đây chiếm đến 95% tổng sản lượng tôm của cả nước. Ngành công nghiệp tôm đóng vai trò quan trọng trong thị trường thuỷ sản trong nước và xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Dư lượng kháng sinh trong tôm là một vấn đề đáng lo ngại bởi có thể dẫn đến các vấn đề an toàn thực phẩm và sức kháng của con người với kháng sinh. Những thị trường xuất khẩu nghiêm ngặt về chất lượng an toàn thực phẩm sẽ từ chối sản phẩm tôm có dư lượng kháng sinh quá mức.

Đối với những thị trường xuất khẩu lớn, khó tính như Mỹ, Nhật Bản, các nước Châu Âu, họ sẽ kiểm soát rất gắt gao, chặt chẽ về vấn đề này. Như vậy, nếu tôm bị nhiễm kháng sinh sẽ khiến giá thành không được cao. Thậm chí, tôm sú sẽ còn bị từ chối nhập khẩu từ các nước lớn.

Ngoài ra, thị trường quốc tế cũng ưa chuộng tôm có màu sắc đẹp và tự nhiên, bởi chúng thể hiện sự tươi ngon và đạt chất lượng cao của sản phẩm. Khi tôm có màu đỏ tươi khi luộc sẽ được coi là có giá trị cao hơn so với khi có màu cam nhạt hoặc trắng.

Thông thường, màu sắc của tôm sú phụ thuộc vào dinh dưỡng và thức ăn của chúng. Cách để đạt được màu sắc đẹp, người nuôi tôm thường sử dụng các loại thức ăn chứa các hợp chất như astaxanthin nhằm tăng cường màu sắc.

Hơn thế nữa, thị trường quốc tế thích loại tôm có kích thước lớn, bởi vì chúng thường có thịt nhiều hơn và thơm, dai ngon hơn. Và chắc chắn rằng các con tôm lớn cũng được coi là có giá trị cao hơn, cũng như được đánh giá cao trong các thị trường xuất khẩu.

Trường hợp tôm không đạt kích thước tiêu chuẩn, người nuôi tôm sẽ gặp khó khăn trong việc cạnh tranh và tìm kiếm khách hàng trong thị trường tiêu thụ lớn.

Ngoài ra, chi phí sản xuất, bao gồm tiền công, xăng dầu, tàu thuyền, và các nguyên liệu khác, cũng có thể tác động đến giá của tôm sú. Nếu chi phí sản xuất tăng lên, có thể dẫn đến giá tôm sú tăng cao hơn. Tuy nhiên, sự sẵn có của tôm sú trên thị trường cũng ảnh hưởng đến giá. Chẳng hạn, có nhiều nguồn cung cấp, giá có thể giảm xuống do sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp. Tất cả những yếu tố này cộng lại tạo nên sự biến động đa dạng trong giá tôm sú và làm cho thị trường thủy hải sản trở nên thú vị và thách thức cho những người tham gia trong ngành.

Nhu cầu tiêu thụ tôm sú trên thị trường

Việt Nam đã dần xác lập vị thế quan trọng trong ngành xuất khẩu tôm trên thị trường thế giới. Với giá trị xuất khẩu chiếm 13-14% tổng giá trị xuất khẩu tôm trên toàn cầu, Việt Nam trở thành một trong những nước cung cấp tôm mãnh mẽ, hàng đầu thế giới.

Sự phát triển khá ấn tượng của ngành công nghiệp thủy sản Việt Nam đã thể hiện rõ qua kim ngạch xuất khẩu tôm của nước ta trong năm 2022, đã đạt con số ấn tượng, lên đến 4,3 tỷ USD. Đã đánh dấu một tăng trưởng ấn tượng lên đến 11,2% so với năm 2021. Sự thành công này chứng tỏ công sức nỗ lực và sự cam kết của ngành công nghiệp thủy sản Việt Nam trong việc cung cấp sản phẩm tôm chất lượng và đáp ứng nhu cầu của thị trường quốc tế.

Tuy nhiên, bức tranh thị trường tôm trong 6 tháng đầu năm 2023 rất ảm đạm, trì trệ, với kim ngạch xuất khẩu tôm chỉ đạt 1,5 tỷ USD, giảm xuống tới 32% so với cùng kỳ năm ngoái. Khi đó, xuất khẩu tôm sang 5 thị trường chính là Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc – Hồng Kông và Hàn Quốc cũng đồng loạt giảm 2 con số, trong đó giảm mạnh nhất tại thị trường EU với 48,9%, Mỹ giảm 38,1%, Nhật Bản giảm 29%, Hàn Quốc 28% và Trung Quốc, Hồng Kông giảm 15,7% so với cùng kỳ năm 2022.

Ngày nay, nhu cầu tiêu thụ tôm sú trên thị trường đang có xu hướng tăng cao, đặc biệt với các nước có nền công nghiệp chế biến thủy sản phát triển mạnh. Sự đa dạng và phong phú của các món ẩm thực biển, cùng với những lợi ích dinh dưỡng cao từ tôm sú, đã thu hút sự quan tâm và yêu thích của người tiêu dùng.

Tại một số nhà hàng, quầy bar, các cửa hàng hải sản, và các nhà phân phối thực phẩm đều đã và đang đặt tôm sú vào danh sách ưu tiên của mình. Sự chủ động, linh hoạt trong việc chế biến tôm sú thành nhiều món ngon khác nhau, từ hấp, nướng, chiên đã thu hút được sự quan tâm của nhiều đầu bếp và người yêu ẩm thực. Giá tôm sú loại 20 con tươi sống giá 180.000 đồng/kg, giảm 15.000 đồng so với lần trước.

Nhìn chung, sự ưa chuộng về hải sản đặc biệt là tôm sú đã tạo nên một nhu cầu tiêu thụ ổn định và tăng lên trên thị trường, đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp thủy sản phát triển và mở rộng hơn nữa.

Tình hình xuất khẩu của tôm sú

Theo số liệu của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) trong tháng 9/2023 đã thu hẹp so với những tháng trước, mặc dù vẫn ghi nhận mức giảm 8% so với cùng kỳ năm trước. Có thể được coi là một tín hiệu tích cực, cho thấy ngành xuất khẩu tôm đã dần bắt đầu ổn định sau những giai đoạn khó khăn gần đây.

Tuy nhiên, trong 9 tháng đầu năm 2023, kim ngạch xuất khẩu tôm vẫn có xu hướng giảm đáng kể, đạt 2,5 tỷ USD, tức là mức giảm xuống tới 26% so với cùng kỳ năm trước. Có thể nhận ra rằng ngành công nghiệp thủy sản tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức để khôi phục và phát triển trong tương lai.

Xuất khẩu tôm Việt Nam trong tháng 9 năm nay nhìn thấy tín hiệu tích cực từ các thị trường lớn như Mỹ, Australia, Canada, Bỉ, Đài Loan mức tăng trưởng dương từ 1 – 54%. Các thị trường lớn còn lại như EU, Nhật Bản, Hàn Quốc được ghi nhận tăng trưởng âm từ 10 – 26%. Tuy nhiên mức giảm thấp hơn so với những tháng trước đó. Riêng với thị trường Trung Quốc và Hồng Kông, sau khi tăng trưởng dương trong 3 tháng liền 6, 7 và 8, tình hình xuất khẩu tôm sang thị trường này lại tiếp tục giảm.

Tiếp đó, tháng 9/2023, tình hình xuất khẩu tôm Việt Nam sang 2 thị trường Trung Quốc và Hồng Kông đã giảm 13%, đạt 61 triệu USD so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 9 tháng, xuất khẩu tôm sang thị trường này đạt 454 triệu USD, giảm xuống 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân chính là do sau kỳ nghỉ lễ dài của Tết Trung thu và ngày Quốc khánh ở Trung Quốc, nhu cầu tiêu thụ tôm đột nhiên ghi nhận giảm mạnh. Mặc khác, tồn kho cao do trước đó, Trung Quốc đã nhập khẩu nhiều tôm từ Ecuador.

Nguồn từ VASEP, Mỹ được xem là thị trường về nhập khẩu tôm từ Việt Nam khi xuất khẩu tôm sang thị trường này tiếp tục tăng trưởng dương trong tháng 9, đã đánh dấu tháng thứ 3 liên tiếp tăng trưởng dương trong năm.

Tình hình xuất khẩu tôm sang Mỹ trong tháng 9 cũng đã ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất so với 2 tháng trước đó, với mức tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 9 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm sang Mỹ đã đạt 520 triệu USD, giảm xuống 23%.

Giải pháp tăng năng suất và giá thành cho tôm sú

Tình hình nuôi trồng giúp gia tăng năng suất hiệu quả cho các loại hải sản nói chung và loại tôm sú nói riêng phụ thuộc vào một loạt yếu tố, bao gồm điều kiện khí hậu, quản lý tài nguyên, môi trường, nhiệt độ và các yếu tố khác. Để tối ưu hóa năng suất và giá thành của tôm sú, cần tạo điều kiện tốt cho sự phát triển của loài thông qua việc duy trì nòi giống thích hợp, bảo vệ tài nguyên và giữ gìn vệ sinh môi trường biển.

Quản lý nguồn lợi bền vững:

Quản lý nguồn lợi bền vững được xem là một quá trình hướng tới việc sử dụng, bảo vệ và bảo tồn nguồn lợi thiên nhiên một cách có trách nhiệm nhằm đảm bảo sự bền vững trong mức hạn dài. Đối với ngành đánh bắt và chế biến hải sản, quản lý nguồn lợi bền vững là vô cùng quan trọng để đảm bảo rằng không chỉ sự tồn tại của các loài hải sản mà còn sự phát triển và thịnh vượng của ngành công nghiệp này.

Nên đặt ra các quy định và chính sách quản lý về quy mô, thời gian và khu vực, phương pháp đánh bắt, nhằm đảm bảo được sự duy trì của nguồn lợi. Các cơ quan chính phủ và các tổ chức quản lý cần phải giám sát thực thi các quy định này.

Chăm sóc môi trường biển:

Bảo vệ môi trường biển, bao gồm các trường hợp thuộc rạn san hô và khu vực đẻ, để duy trì sự sống của tôm sú và các loài biển khác là thực sự cần thiết. Sự bảo vệ môi trường không chỉ tạo điều kiện cho năng suất cao hơn mà còn đảm bảo rằng nguồn cung cấp sẽ kéo dài. Bởi môi trường biển là nơi sinh sống của nhiều loài hải sản và động vật biển, việc bảo vệ và bảo tồn chúng có tác động trực tiếp đến ngành công nghiệp đánh bắt và chế biến hải sản.

Giảm thiểu việc xả rác thải gây ô nhiễm môi trường biển là vô cùng quan trọng. Ngư dân và các doanh nghiệp cần phải tuân thủ các quy tắc và tiêu chuẩn về xử lý rác thải và chất thải để bảo vệ môi trường biển.

Tìm hiểu và nghiên cứu khoa học, giám sát thường xuyên về sức kháng của môi trường biển. Đồng thời, quan sát chặt chẽ những tác động từ hoạt động đánh bắt và chế biến hải sản để giúp hiểu rõ hơn về tình trạng môi trường và đưa ra các biện pháp bảo vệ thích hợp.

Tăng hiệu quả sản xuất:

Khi tăng hiệu quả sản xuất trong ngành đánh bắt và chế biến hải sản, cần áp dụng đồng loạt biện pháp để cải thiện quy trình làm việc và tối ưu hóa sự sử dụng tài nguyên. Luôn đảm bảo rằng việc đánh bắt và nuôi trồng hải sản phải được quản lý theo cách bền vững có thể duy trì nguồn cung cấp trong tương lai và có thể giảm các tác động đến môi trường.

Đầu tư vào công nghệ mới và thiết bị hiện đại có thể giúp tối ưu hóa quy trình đánh bắt và chế biến hải sản. Đồng thời, đầu tư vào đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nhằm giúp các ngư dân và nhân viên chế biến sản phẩm nắm vững kỹ năng cần thiết để làm việc hiệu quả.

Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển:

Ưu tiên đầu tư vào nghiên cứu và phát triển trong ngành đánh bắt và chế biến hải sản bởi có thể mang lại nhiều lợi ích quan trọng. Từ việc cải thiện hiệu quả hiệu suất đánh bắt và nuôi trồng đến khâu tạo ra sản phẩm chất lượng cao và giảm lãng phí.

Đồng thời, nghiên cứu và phát triển có thể giúp tối ưu hóa một số kỹ thuật đánh bắt và nuôi trồng tôm sú. Điều này đã bao gồm việc phát triển một số thiết bị và công nghệ mới, chẳng hạn mạng lưới đánh bắt thông minh, hệ thống quản lý thụ động và thiết bị định vị GPS. Cần chủ động hợp tác với các tổ chức nghiên cứu, các tổ chức ngành và chính phủ để có thể chia sẻ thông tin và các kết quả nghiên cứu có thể giúp cải thiện ngành công nghiệp hải sản.

Theo giỏi giai đoạn tôm lột vỏ:

Quá trình lột da của tôm sú là một quá trình tự nhiên trong sự phát triển của chúng. Tôm sú lột vỏ để tạo điều kiện cho sự phát triển nhằm tăng kích thước của chúng. Trước khi lột da, chúng thường thụ động trong một khoảng thời gian ngắn. Tiếp đó, quá trình lột bắt đầu khi mà vùng đầu của tôm tách ra khỏi phần cơ thể còn lại. Lúc này, lớp vỏ ngoài của tôm sẽ trở nên mềm hơn và dần mất đi tính đàn hồi, giúp cho việc lột vỏ dễ dàng hơn. Tôm sú sẽ tự nỗ lực nơi vùng đầu đã tách ra để có thể bò ra khỏi lớp vỏ cũ.

Quá trình lột vỏ có thể mất một thời gian và cũng chính là lúc tôm sú cần bảo vệ chính mình. Ngay lúc này, chúng rất mềm và yếu nên cần được bảo vệ. Sau khi lột xác hoàn toàn, tôm sú sẽ có một lớp vỏ mới, mềm và nhạy bén hơn. Lớp vỏ mới này sẽ giúp tăng kích thước theo sự phát triển của tôm sú.

(Tôm sú thay vỏ phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên)

Chúng tôi đã hoàn thành việc cập nhật giá tôm sú hôm nay 05/10/2024. Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp thông tin giá tôm sú hàng ngày để bạn có cái nhìn rõ ràng về tình hình thị trường trong nước và xuất khẩu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *