Cập nhật giá dưa leo hôm nay 15/05/2024

Cập nhật giá dưa leo hôm nay [hienthingay]/[hienthithang]/[hienthinam]

Dưa leo là loại thực phẩm quen thuộc với những bữa ăn hàng ngày. Dưa leo mang nhiều giá trị dinh dưỡng cho người tiêu dùng và kinh tế cho người trồng. Giá dưa leo hôm nay luôn là chủ đề nóng bỏng được nhiều người quan tâm đến. Chúng tôi sẽ liên tục cập nhật giá dưa leo để mọi người cùng theo dõi.

Cập nhật giá dưa leo hôm nay 15/05/2024

Dưa leo là loại thực phẩm chứa dồi dào chất dinh dưỡng cho cơ thể, cung cấp năng lượng đồng thời là loại quả mang đến giá trị kinh tế cao. Giá dưa leo hôm nay 15/05/2024 luôn là chủ đề nóng bỏng được nhiều người quan tâm đến. Sau đây chúng tôi sẽ cập nhật giá dưa leo tại các tỉnh thành trong nước mời mọi người theo dõi.

Giá dưa leo hôm nay trong nước được cập nhật ngày 15/05/2024

Nhìn chung dưa leo hôm nay được bán với giá ngang nhau giữa các tỉnh thành. Vì dưa leo là loại cây dễ trồng, dễ thích nghi với điều kiện khí hậu trên toàn nước ta nên việc trồng dưa leo ở các khu vực địa phương khá đơn giản. Sản lượng cho ra đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong vùng. Dưới đây là bảng giá dưa leo trong nước mời mọi người tham khảo.

Giá dưa leo hôm nay tại các tỉnh thành

Tên mặt hàng Tỉnh/ thành phố Giá bán (VND/Kg)
Dưa leo Hà Nội 15.000 
Dưa leo TP Hồ Chí Minh 15.000 
Dưa leo Đà Nẵng 15.000 
Dưa leo Vũng Tàu 15.000 
Dưa leo Cần Thơ 15.000 
Dưa leo An Giang 15.000 
Dưa leo Quảng Ngãi 15.000 
Dưa leo Quảng Nam 15.000 
Dưa leo Bình Định 15.000 
Dưa leo Huế 15.000 
Dưa leo Nha Trang 15.000 
Dưa leo Gia Lai 15.000 
Dưa leo Đắk Lắk 15.000 
Dưa leo Đắk Nông 15.000 
Dưa leo Kon Tum 15.000 
Dưa leo Đồng Nai 15.000 
Dưa leo Tiền Giang 15.000 
Dưa leo Tây Ninh 15.000 
Cập nhật giá dưa leo hôm nay 15/05/2024
Giá dưa leo hôm nay tại các tỉnh thành trong nước
Nhìn chung giá dưa leo được tính trung bình khoảng 15.000 đồng/kg. Các tỉnh sẽ có sự chênh lệch nhau khoảng 2.000 – 4.000 đồng/kg tùy địa điểm bán.

Yếu tố ảnh hưởng đến giá dưa leo

Giá dưa leo cuối cùng được bán trên thị trường đã chịu nhiều tác động bởi các yếu tố tự nhiên và yếu tố kinh tế. Các yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau và đưa ra giá cả hợp lý trên thị trường. Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến giá mời mọi người cùng tham khảo:

  • Yếu tố thời tiết: Thời tiết có thể ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng của dưa leo. Nếu thời tiết không thuận lợi, như nhiệt độ quá cao, thiếu nước, hoặc thời tiết bất ổn, năng suất và chất lượng của dưa leo có thể giảm, dẫn đến tăng giá.
  • Yếu tố cung và cầu: Sự cung cầu của dưa leo cũng ảnh hưởng đến giá cả. Nếu cung cầu không cân đối, tức là cung cầu ít hơn nhu cầu, giá dưa leo có thể tăng. Ngược lại, nếu cung cầu nhiều hơn nhu cầu, giá dưa leo có thể giảm.
  • Vụ mùa thu hoạch: Giá dưa leo thường có sự biến động theo vụ mùa. Trong mùa vụ, khi có nhiều dưa leo được thu hoạch, giá có thể giảm do cung cầu tăng lên. Trong thời gian không phải mùa vụ, khi cung cầu giảm, giá có thể tăng lên.
  • Chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giá cả. Nếu chi phí sản xuất tăng, như chi phí nước, phân bón, lao động, giá dưa leo có thể tăng để bù đắp chi phí này.
  • Yếu tố kinh tế: Yếu tố kinh tế như lạm phát, tỷ giá, chi tiêu tiêu dùng cũng có thể ảnh hưởng đến giá dưa leo. Nếu kinh tế không ổn định, giá cả các sản phẩm nông nghiệp, bao gồm dưa leo, có thể biến động không đáng kể.

Nhu cầu tiêu thụ dưa leo trên thị trường

Dưa leo là loại thực phẩm được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu. Vì dưa leo chứa nhiều chất dinh dưỡng và dễ ăn nên sản lượng tiêu thụ dưa leo ngày càng tăng.

Nhu cầu tiêu thụ, về giá làm cho các doanh nghiệp và người dân trồng dưa chịu nhiều thiệt hại. Chính vì vậy sản phẩm làm ra của các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh thấp, không thâm nhập vào được các thị trường tiêu thụ lớn, tiềm năng nhưng còn có những quy định, đòi hỏi khắt khe, nghiêm ngặt về chất lượng dưa chuột.

Mặt hàng dưa chuột dầm dấm là chủ lực, lại sản xuất quả theo mùa vụ, phụ thuộc phần lớn vào đơn hàng gia công nên bình quân các doanh nghiệp nên chỉ hoạt động từ 40 đến 45% công suất, vào vụ đông là thời điểm nhiều nguyên liệu dưa leo chế biến nhất, công suất cũng chỉ đạt 60 đến 65%. 

Nhu cầu tiêu thụ dưa leo trên thị trường
Dưa leo là loại quả bổ sung chất xơ và là loại quả làm đẹp

Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới cùng với đó là nhu cầu tiêu thụ sản phẩm dưa chuột của thị trường, nhất là thị trường tiêu thụ Nga giảm mạnh, sản lượng dưa chuột xuất khẩu sang Nga trên địa bàn tỉnh sụt giảm rất nghiêm trọng, lượng hàng tiêu thụ đạt gần 50% so với các vụ trước và vụ xuân chỉ đạt khoảng gần 30% . 

Về tiêu thụ dưa leo, hiện nay có 6 công ty, doanh nghiệp trong tỉnh Hà Nam có nhà máy chế biến tiêu thụ dưa leo bao tử xuất khẩu. Những doanh nghiệp ký kết hợp đồng trực tiếp với 33 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp sản xuất dưa leo với tổng sản lượng tiêu thụ hàng năm khoảng 20.000 đến 222.000 tấn (chiếm tỷ lệ 50%), số lượng dưa leo thương phẩm còn lại do các tư thương lái thu gom tiêu thụ cho các cơ sở ngoài tỉnh và làm rau xanh sạch bán tại các chợ, cửa hàng nông sản.
Việc ký hợp đồng tiêu thụ dưa leo tạo điều kiện cho sản xuất dưa leo được phát triển bền vững, hạn chế được tình trạng tranh mua, tranh bán khi thiếu nguồn cung hoặc ép giá khi thừa. Tuy nhiên, ở nhiều địa phương hiện nay vẫn còn có tình trạng nông dân trồng dưa khi thấy thương lái vào thu mua giá cao hơn đã phá vỡ hợp đồng ký kết với doanh nghiệp.

Tình hình xuất khẩu dưa leo

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của tỉnh Hà Nam, toàn tỉnh Hà Nam có 44 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp trồng dưa leo với tổng diện tích cả năm khoảng trên 1.200 ha. Đối với dưa bao tử, năng suất dưa leo bình quân đạt 28 đến 33 tấn/ha, giá trị sản xuất bình quân đạt 250 đến 305 triệu đồng/ha/vụ, cao gấp 5 đến 6 lần so với sản xuất lúa. Đối với dưa thương phẩm dùng làm rau, năng suất bình quân đạt 36 đến 42 tấn/ha, giá trị sản xuất đạt 277 đến 300 triệu đồng/ha/vụ.

Tình hình xuất khẩu dưa leo
Các quả dưa leo chất lượng đạt tiêu chuẩn sẽ được xuất khẩu sang nước ngoài

Hầu hết các địa phương quy hoạch vùng sản xuất dưa leo tập trung còn manh mún, số vùng có diện tích sản xuất tập trung từ 3 ha trở lên chiếm khoảng gần 30%. Dưa leo thương phẩm hiện nay mới chỉ quan tâm tiêu chí về kích cỡ, mẫu mã của sản phẩm nên người sản xuất chỉ cần quan tâm đến đạt năng suất, chưa quan tâm nhiều đến dư lưu lượng Nitrat, thuốc bảo vệ thực vật trong sản phẩm dưa leo.
Do đó, mặc dù đều là sản xuất dưa leo bao tử xuất khẩu, xong quy trình sản xuất dưa leo ở các địa phương chênh lệch nhau khá lớn về lượng phân bón, đa dạng về các chủng loại phân và thuốc bảo vệ thực vật.

Giải pháp tăng sản lượng và giá thành cho dưa leo

Dưa leo thuộc họ bầu bí, có lớp vỏ mỏng màu lá cây xanh. Là loại rau quả ăn có tính mát, giàu vitamin, dinh dưỡng và chất xơ, được nhiều người tiêu dùng ưa thích. Trồng dưa chuột, bên cạnh các ưu điểm về năng xuất còn mang lại cho người trồng nguồn lợi kinh tế. Việc ứng dụng quy trình trồng dưa chuột còn làm tăng hiệu quả kiểm soát các loại sâu bệnh hại, giảm các chi phí sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, bảo vệ sức khỏe cho người trồng và người tiêu dùng. Dưới đây là quy trình trồng dưa chuột mời mọi người tham khảo.

Yêu cầu kỹ thuật

  • Dưa chuột là loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn hạn từ khi gieo hạt đến thu hoạch khoảng 35 đến 45 ngày, với khí hậu miền Bắc của nước ta có thể trồng quanh năm nhưng 1 năm có hai vụ chính, vụ xuân hè (gieo hạt giống giữa tháng 2 đến giữa tháng 4), vụ dưa thu đông (gieo từ tháng 9 đến đầu tháng 10).
  • Đất trồng cây dưa chuột cần tơi xốp, tốt nhất là đất pha cát nhiều dưỡng chất hữu cơ thoáng khí. Dưa trồng cần độ chua ít, độ pH phù hợp từ 5,7 đến 7.

Chuẩn bị giống

  • Sản xuất dưa chuột theo hướng tốt nhất, giống dưa cần được kiểm soát chặt chẽ, đơn vị sản xuất hạt giống có nguồn gốc rõ ràng, uy tín chất lượng cung cấp và đảm bảo hạt giống dưa phải có tỷ lệ nảy mầm cao.
Giải pháp tăng sản lượng và giá thành cho dưa leo
Giống là yếu tố quan trọng quyết định sản lượng của dưa leo

Đất trồng, lên luống

Đất trồng

  • Khu vực trồng dưa leo phải cách ly với khu vực bị ô nhiễm môi trường, không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các nguồn chất thải công nghiệp, chất thải quá trình sinh hoạt từ các bệnh viện, khu dân cư, các lò giết mổ….Dễ thoát nước nhưng chủ động nguồn cung cấp nước tưới, có tầng canh tác dày 20 đến 30cm.
  • Đất trồng làm nhỏ, cày bừa kỹ, tơi xốp, nhặt sạch hết cỏ dại, trước khi trồng cây cần xử lý bằng vôi bột hay chế phẩm Trichoderma.

Lên luống

  • Sau khi làm đất xong cần tiến hành lên luống:  Luống dưa rộng 1,2 m đến 1,5m, cao 35 đến 45 cm, rãnh nên để rộng từ 30 đến 35 cm.
  • Sau khi lên luống, cần rạch 1 hàng nhỏ ở giữa luống, tiến hành bón phân lót. Bón 1 lượt các  loại phân hữu cơ, bón phân lân lên trên, cuối cùng phủ một lớp đất mỏng nhẹ lên mặt luống.Sau khi bón phân lót, cần tiến hành trải màng phủ nilon mỏng để hạn chế các sâu bệnh hại và cỏ dại trong quá trình cây dưa leo sinh trưởng phát triển. Màng phủ nilon khoét sẵn các lỗ đường kính từ 12 đến 15cm để sau trồng dưa.
  • Nếu sử dụng các hệ thống tưới nhỏ giọt thì cần lắp luôn hệ thống tưới nhỏ giọt sau khi phủ nilon.

Kỹ thuật trồng dưa leo

Giai đoạn vườn ươm

  • Có thể gieo hạt trực tiếp trên luống, tuy nhiên gieo qua khay hay bầu sẽ có nhiều lợi thế hơn như dễ dàng chăm sóc, kiểm soát được sâu bệnh hại, chuột … 

Trồng cây

  • Nhấc nhẹ bầu cây dưa leo ra khỏi khay, rải đều cây: cần chú ý, khi nhấc cây giống ra khỏi khay nhẹ nhàng, dùng 1 tay đẩy phía dưới từ đáy bầu lên và tay còn lại nhấc nhẹ nhàng ra khỏi khay. Vùi kín bầu cây trồng dưới đất và tưới thấm gốc để cho cây chặt gốc.Sau khi trồng cần tưới nước để cố định gốc cho cây.

Đất trồng, lên luốngCần trồng cây nhẹ nhàng vì dưa leo là cây thân mềm

Chăm sóc

Tưới nước:                                                                            

  • Nguồn nước tưới dưa leo đảm bảo luôn sạch, có thể sử dụng nước giếng khoan đã qua xử lý, không lấy nước trực tiếp từ các khu vực bị ô nhiễm, nước từ các khu dân cư tập trung, khu công nghiệp, các trang trại chăn nuôi hay lò giết mổ gia súc…
  • Trong quá trình chăm sóc cây cần điều tiết lượng nước thích hợp, thường xuyên giữ ẩm đất. Lượng nước tưới 1 ngày cần 1000 đến 1500 ml nước/cây/ngày. Thời điểm sau trồng cây 5 ngày là giai đoạn cây hình thành các rễ (lượng nước tưới sẽ giảm để cây sinh trưởng phát triển bộ rễ được tốt hơn).

Bón phân:

  • Tăng cường sử dụng các loại phân hữu cơ ủ hoai mục bón để bón lót. Không nên bón các loại phân chuồng chưa ủ hoai, các phân tươi pha nước để tưới.

Kết hợp giữa tưới nước cùng với bón thúc ở 3 thời kỳ:

+ Lần 1: Sau khi cây dưa đã bén rễ hồi xanh.

+ Lần 2. Khi cây dưa bắt đầu ra hoa cái

+ Lần 3: Sau khi thu quả dưa leo đợt đầu

Phòng trừ các sâu bệnh hại

  • Áp dụng những biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM để kịp thời phòng trừ các dịch bệnh như: luân canh các cây trồng hợp lý, sử dụng nguồn giống tốt, sạch bệnh hại, thường xuyên vệ sinh sạch sẽ đồng ruộng, bắt sâu.
  • Chỉ  sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật khi thật cần thiết và phải đảm bảo an toàn cho người lao động, người trực tiếp tiêu dùng: thuốc phun nằm trong danh mục cho phép, sử dụng thuốc phun ít độc hại với thiên địch, các động vật khác và đặc biệt là con người. Ưu tiên sử dụng các loại thuốc sinh học (thuốc vi sinh hay thảo mộc), thuốc chứa ít độc tố, thuốc có thời gian dùng phân hủy nhanh, cách ly ngắn.

Thu hoạch

  • Vụ xuân sau gieo 40 đến 45 ngày, vụ đông sau gieo 30 đến 35 ngày rồi bắt đầu thu hoạch. Khi quả đạt tiêu chuẩn khoảng 4 đến 5 ngày tuổi là có thể thu hoạch. Không nên để quả quá già sẽ tác động tới sự ra hoa và đậu quả của các lứa sau. Thu hái quả nhẹ nhàng để tránh đứt dây.
  • Dưa leo có thể thu liên tục hàng ngày, thường xuyên quan sát để chọn lựa những quả dưa đạt tiêu chuẩn, đảm bảo năng suất và chất lượng quả dưa.
  • Sơ chế dưa và bảo quản
  • Sản xuất dưa chuột đạt tiêu chuẩn, ngoài việc phải quan tâm đến quy trình sản xuất thì  khâu sơ chế, chế biến sản phẩm dưa leo cũng được ưu tiên hàng đầu. Mỗi vùng sản xuất dưa chuột cần phải có 1 nhà sơ chế phù hợp với từng quy mô sản xuất và chủng loại sản phẩm.
  • Nhà sơ chế bao gồm: khu vực tiếp nhận dưa leo, khu vực sơ chế, khu vực bảo quản dưa, khu cung cấp nước làm sạch, khu vệ sinh và khu chứa các phế thải. Các dụng cụ sơ chế và các bước tiến hành cũng cần đảm bảo đúng quy trình.
Giải pháp tăng sản lượng và giá thành cho dưa leo
Sau nhiều công đoạn chăm sóc sẽ cho ra những quả dưa leo đẹp và chất lượng
  • Sau khi sơ chế bắt đầu tiến hành đóng gói sản phẩm vào các bao bì có ghi nguồn gốc nơi sản xuất địa chỉ của dưa leo.

Áp dụng kỹ thuật và quy trình trồng dưa leo sẽ cho ra sản lượng mong muốn và từ đó giá thành sản phẩm của dưa leo sẽ tăng lên.

Các bạn vừa đọc xong giá dưa leo hôm nay 15/05/2024 được chúng tôi cung cấp. Chúng tôi sẽ liên tục cập nhật giá dưa leo theo ngày để mọi người cùng bắt kịp tình hình giá cả thị trường của dưa leo.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *